Tiểu buốt là dấu hiệu bệnh gì?

đội ngũ bác sĩ

Thống kê

Đang trực tuyến: 20

Hôm nay: 95

Tổng lượt truy cập: 1,294,060

Tiểu buốt là dấu hiệu bệnh gì?

24/10/2015 23:32

Hiện tượng tiểu buốt làm cho người bệnh cảm thấy đau buốt mỗi khi đi tiểu, tình trạng kéo dài khiến cho người bệnh mệt mỏi và khó chịu. Khi xuất hiện tình trạng này là do một số bộ phận đã bị viêm hoặc nhiễm trùng như niệu đạo, bàng quang hoặc thận. Vậy tiểu buốt do đâu? Và cách chữa trị như thế nào? Cùng tham khảo những thông tin dưới đây.

Nguyên nhân đi tiểu buốt

Đối với phụ nữ thường dễ mắc chứng này do vi khuẩn E.Coli dễ dàng xâm nhập lên bàng quang, qua đường niệu đạo vốn đã rất ngắn của phụ nữ. Ngoài ra một số động tác ví dụ như kích thích, ma sát trong quá trình giao hợp, biến chất của thuốc ngừa thai, của chất thải từ trong tử cung ra ngoài là những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Cấu tạo niệu đạo ngắn, lỗ niệu đạo nằm gần hậu môn nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bệnh hơn nam giới. Ngoài ra, một số bệnh lây lan qua đường tình dục  như  Bệnh lậu, bệnh Chlamydia,...cũng làm cho người bệnh đi tiểu buốt.

Nam giới bị tiểu buốt chủ yếu là do nhiễm trùng trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn làm cho người bệnh đi tiểu buốt, tiểu rát và có thể có mủ chảy ra ngoài. Tuyến tiền liệt hoặc bờ bàng quang bị viêm có thể lây lan sang niệu đạo. Ngoài ra việc thông niệu đạo bằng dụng cụ y tế cũng có thể gây viêm.

Ngoài ra, nguyên nhân có thể do bị sỏi bàng quang, sỏi thận hoặc đường dẫn tiểu có khối u nên ngăn cản nước tiểu thoát ra ngoài. Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây bệnh. Những yếu tố này xảy ra ở cả nam lẫn nữ.

Hiện tượng viêm niệu đạo còn có nguyên nhân do bị sỏi bàng quang, sỏi thận hoặc đường dẫn tiểu có khối u, ngăn cản nước tiểu thoát ra. Ngoài ra, cũng còn có thể do yếu tố di truyền. Những điều này xảy ra chung với cả nam và nữ.

Triệu chứng đi tiểu buốt

Khi bị đi tiểu buốt người bệnh luôn muốn đi tiểu, bụng dưới cảm thấy đau, khi quan hệ thấy đau nhất là phụ nữ. Có thể có hiện tượng nước tiểu đục, có chất nhầy từ niệu đạo chảy ra, phụ nữ xuất hiện khí hư.

Nếu bị  viêm nhiễm ở bàng quang hoặc đường tiểu, người bệnh chỉ sốt 38 – 38,5 độ C. Viêm nhiễm ở thận người bệnh có thể sốt cao hơn lên tới 40 độ C kèm với các hiện tượng như bị run hoặc sốt rét.

Chuẩn đoán và điều trị

Cần lưu ý, người bệnh ngay khi có những triệu chứng đầu tiên thì không được tự ý điều trị hoặc mua bất kỳ loại thuốc nào về uống khi chưa được thăm khám. Phải để bác sĩ xác định bệnh và xét nghiệm nước tiểu. Nếu sốt lên tới 40 độ C cần được nằm viện để theo dõi và điều trị.

Chuẩn đoán bệnh

Đầu tiên bác sĩ khám bộ phận sinh dục, xét nghiệm nước tiểu và đôi khi là xét nghiệm cả chất nhầy từ niệu đạo chảy ra.

Điều trị đi tiểu buốt
Việc chẩn đoán đúng ảnh hưởng rất nhiều đến điều trị, vì ngoài những vi khuẩn thông thường thì cần phải xác định nguyên nhân có phải là Bệnh lậu, bệnh Chlamydia không, để từ đó có phác đồ điều trị đúng tránh những biến chứng về sau.

Nữ giới nếu có sự xuất hiện của vi trùng trong nước tiểu cần sử dụng kháng sinh để điều trị  trong vài ngày cho tới khi bệnh khỏi hẳn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu khám phụ khoa, làm một số xét nghiệm về ống tiểu để xem người bệnh có bị sỏi bàng quang không, có sỏi thận, u trong niệu đạo hoặc âm hộ có tổn thương hay không. Càng đặc biệt lưu ý với phụ nữ mang thai hơn.

Đối với nam giới việc điều trị dùng kháng sinh phù hợp với các căn bệnh như viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm bàng quang…

Nữ giới bị viêm âm hộ và niệu đạo cần phải đưa cả bạn tình hoặc chồng đi chữa trị để tránh bị lây bệnh trở lại. Nếu phụ nữ khỏi rồi lại bị tái phát chứng tỏ niệu đạo dễ bị nhiễm trùng, do đó nên đi khám phụ khoa định kỳ. Đồng thời giữ vệ sinh bộ phận sinh dục, sau mỗi lần giao hợp nên đi tiểu ngay, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu đau vùng chậu, người run, sốt cao, cần phải được cấp cứu ngay vì đó là triệu chứng của bệnh viêm thận cấp tính.

Chữa đi tiểu buốt bằng bài thuốc dân gian

Bí xanh

Bí Xanh

Bí xanh lấy một miếng to bằng bát con gọt vỏ giã lấy nước có hòa thêm chút muối vào uống. Bạn cũng có thể ăn sống được, ăn bao nhiêu tùy thích. Áp dụng trong 10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.

Nếu với 2 cách chế biến trên mà không phù hợp với bạn, bạn có thể luộc bí anh ăn hàng ngày và uống cả nước luộc của bí

Lấy một miếng bí xanh to bằng cái bát con, gọt vỏ ngoài, giã vắt lấy nước và hòa thêm chút muối để uống. Cũng có thể gọt vỏ ăn sống, ăn được bao nhiêu thì tùy. Áp dụng một trong 2 cách trên trong 10 ngày, bệnh sẽ giảm. Đây được coi là bài thuốc hiệu quả trị chứng đi tiểu buốt trong trường hợp bệnh mới phát.

Củ sắn dây

Củ sắn dây cạo sạch vỏ thái từng miếng đem phơi khô hoặc sấy giòn. Sau dó giã nhỏ đem rây thật mịn và hòa với đường uống hàng ngày. Tuy không trắng và mịn bằng bột sắn lọc nhưng mát và có hiệu quả tốt hơn.

Bèo cái

Bèo cái

Lấy bèo cái bỏ rễ, lá thài lài, rễ cỏ tranh và lá mã đề, mỗi thứ một nắm, cho vào nồi sao vàng và úp xuống chỗ đất đã quét sạch. Đợi cho nguội, lấy một vốc to cho vào ấm để sắc. Khi dùng có thể thêm đường cho dễ uống.

Mề gà

Lấy độ 20 cái da vàng trong mề gà, rang cho cháy và tán nhỏ mịn, chia làm 4 lần để uống. Mỗi ngày uống vài lần với nước sôi để nguội. Ngoài ra cần ăn thêm chanh, cam hoặc đậu xanh nấu, trứng gà tươi và kiêng các đồ ăn cay nóng.

Phòng tránh chứng đi tiểu buốt

Ngoài việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, để ngăn ngừa chứng tiểu buốt và tiểu nhiều lần bạn có thể thực hiện những điều dưới đây:

Thực đơn với nhiều rau quả như rau cải, trái cây tươi mát.

Chế độ tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe

Uống đủ nước để cung cấp nước bài tiết cho cơ thể và đẩy các vi khuẩn có hại theo đường tiểu ra ngoài

Nên đi tiểu thường xuyên, không nên nhịn

Nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục

Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng.

Để biết thêm thông tin về bệnh, phương pháp điều trị cũng như tư vấn miễn phí xin liên hệ theo thông tin:

-           Cơ sở Hà Nội: Bác sỹ Minh.Tel:0986141071. Số 9/162 Khương Đình - Thanh Xuân – Hà Nội.

-           Cơ sở TP HCM: Bác sỹ Tỉnh.Tel: 0976.958.582.  Khoa khám bệnh – Bệnh viện Quân Đội 175 – 786 Nguyễn Kiệm – Phường 3 – Quận Gò Vấp – Tp HCM.

Thong ke

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục, đồng thời đang trong top đầu những bệnh xã hội. Bệnh lậu không chỉ là nỗi ám ảnh và lo sợ của nam giới mà với nữ giới cũng hết sức nguy hại. Nếu không được điều trị, bệnh lậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản.

Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhea, song cầu trong tế bào gây ra. Vi khuẩn lậu có thể sinh sôi nảy nở nhanh trong môi trường nóng và ẩm ướt của đường sinh sản như cổ tử cung, vòi trứng và cả đường tiết niệu (niệu đạo). Vi khuẩn lậu cũng có thể phát triển ở miệng, họng, mắt và hậu môn.

Nguyên nhân bệnh lậu ở miệng xuất phát từ nguyên nhân bạn có quan hệ tình dục bằng miệng với người bị nhiễm bệnh. Thời gian từ khi nhiễm bệnh cho đến khi có những biểu hiện đầu tiên thông thường rất nhanh, chỉ từ 3-5 ngày.

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục hay gặp. Bệnh do song cầu Gram (-) có tên là Neisseria gonorrhoeae gây nên.